Sau vụ bỏ 300 khách ở Phú Quốc, công ty Đài Loan 'tuyên bố phá sản'
Ngày 12.1, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh này đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong cải cách hành chính.Theo báo cáo số 12/BC-VPCP ngày 2.1 của Văn phòng Chính phủ về tình hình và kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2024, Cà Mau đạt 91,06 điểm, tăng 1,43% so với năm 2023, giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các địa phương. Xếp sau là Bình Định với 90,54 điểm, tăng 1,73% và Bắc Giang với 89,49 điểm, tăng 2,59%.Những thành tựu của tỉnh Cà Mau trong cải cách hành chính không phải là ngẫu nhiên. Năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành hơn 120 văn bản chỉ đạo, tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Một trong những điểm đáng chú ý là chiến dịch cao điểm kéo dài 69 ngày đêm mang tên "Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau", cùng với việc xây dựng các khu dân cư điện tử.Cà Mau cũng chủ động cắt giảm thời gian giải quyết của 20 thủ tục hành chính; đồng thời kiến nghị các bộ, ngành T.Ư sửa đổi và bổ sung 12 thủ tục hành chính. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tối ưu hóa quy trình giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, UBND tỉnh đã thí điểm thành lập Phòng cải cách hành chính trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện sắp xếp lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế. Điều này giúp tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.Trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, Cà Mau đang vận hành song song 2 trung tâm dữ liệu hiện đại, với năng lực lưu trữ lên đến 135TB. Trung tâm dữ liệu chính của tỉnh đã đạt chuẩn ISO/IEC về hệ thống quản lý an toàn thông tin.Đặc biệt, ứng dụng chính quyền điện tử CaMau-G đã được triển khai rộng rãi, tích hợp hơn 50 ứng dụng và tiện ích nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tương tác dễ dàng với chính quyền. Tính năng phản ánh hiện trường tích hợp trong ứng dụng đã trở thành công cụ đắc lực để xử lý những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện môi trường kinh doanh.Hơn 400 học sinh tiêu biểu nhận thư khen từ trưởng phòng GD-ĐT
Chiến thắng 3-2 của đội tuyển VN trước Thái Lan ở chung kết lượt về AFF Cup 2024 sẽ còn được nhớ đến rất lâu, bởi vô vàn cảm xúc, cùng hình ảnh kiên cường ngược gió của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nhưng, trận đấu này còn có một lớp nghĩa khác. Những gì diễn ra trên sân Rajamangala tối 5.1 dường như đã tóm gọn những gì đội tuyển VN nếm trải trong 2 năm qua. Đó là khó khăn tận cùng, chịu sức ép dồn dập, nhưng Quang Hải cùng đồng đội tựa như chiếc lò xo bị nén, đã bung ra đúng lúc nhờ nỗ lực bền bỉ.Đội tuyển VN đã bước tới AFF Cup 2024 bằng sự hoài nghi. Quãng thời gian 1 năm khủng hoảng dưới thời HLV Philippe Troussier (thua 7 trận liên tục), tiếp nối bằng khó khăn khi ông Kim Sang-sik nắm quyền ở giai đoạn đầu đã đặt đội tuyển quốc gia vào cuộc khủng hoảng lực lượng và niềm tin. Các cầu thủ bị cho rằng đã no nê vinh quang nên không còn muốn cố gắng.Một chi tiết đáng chú ý, Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) từng phải cân nhắc khi giao mục tiêu vào chung kết AFF Cup 2024 cho ông Kim, bởi khi niềm tin đã chạm đáy, ngay cả nhiệm vụ tiến đến trận đấu cuối cùng ở sân chơi Đông Nam Á cũng không dễ đạt được.Dù vậy, thầy Kim và học trò không nản lòng. Từng bước một, HLV người Hàn Quốc xây dựng đường đến vinh quang bằng phong cách của riêng ông: loại bỏ những cầu thủ không đủ thể lực và động lực, ưu tiên những gương mặt "vô danh" nhưng không ngừng cố gắng. Ông Kim Sang-sik hiểu rõ, đội tuyển VN không thể đá bằng một màu sắc triết lý cụ thể. Vậy nên thay vì gò ép học trò vào khuôn khổ, HLV Kim Sang-sik chỉ thuần túy cải thiện thể lực và tính chiến đấu, đồng thời tạo nên đấu pháp linh hoạt, ứng biến hiệu quả với hoàn cảnh trận đấu.Thành quả của ông Kim là một tập thể đội tuyển VN như viên pha lê có vết xước, nhưng vẫn lấp lánh bởi nội lực bên trong. Chưa hoàn hảo, song luôn cố gắng tốt hơn mỗi ngày."Chức vô địch AFF Cup 2024 chỉ là khởi đầu của hành trình thú vị mà tôi cùng đội tuyển VN sẽ bước qua", HLV Kim Sang-sik nhấn mạnh ở cuộc họp báo sau trận chung kết.Sau AFF Cup 2024, đội tuyển VN sẽ hướng tới vòng loại Asian Cup 2027. Thầy trò ông Kim nằm cùng bảng với Malaysia, Lào và Nepal. Mục tiêu chỉ có một: dẫn đầu bảng đấu để đoạt vé tới VCK châu Á. Đây là nhiệm vụ trong tầm tay, khi đội tuyển VN đã thức tỉnh sau 2 năm lạc lối.Tuy nhiên, đội tuyển VN cần hướng tới bức tranh lớn hơn, đó là xây dựng lực lượng cho vòng loại World Cup 2030. Đội tuyển VN đã vô địch AFF Cup 2024 nhờ nhào nặn hoàn hảo lứa cầu thủ kinh nghiệm, những tân binh giàu khát vọng với chân sút nhập tịch Xuân Son. Nhưng để đoạt vé tới sân chơi thế giới, HLV Kim Sang-sik cần nguồn lực tốt hơn, để kế thừa vị trí mà những đàn anh luống tuổi có thể sẽ không nắm giữ sau 2, 3 năm nữa. Dẫu vậy, tín hiệu từ lớp trẻ chưa rõ ràng, khi trong các cầu thủ U.23, mới chỉ Vĩ Hào đá chính ở AFF Cup 2024. Các cựu binh sẽ lùi dần về sau, song nếu lứa đàn em vẫn cứ mờ nhạt như hiện tại, cuộc chuyển giao lực lượng của đội tuyển VN còn rất gian nan.Điều này lại không phụ thuộc vào một mình HLV Kim Sang-sik. Ông Kim đã "liệu cơm gắp mắm", ứng biến tốt với lực lượng hạn chế ở cả 3 tuyến. Song với con người hiện tại, đội tuyển VN mới chỉ khẳng định được mình ở Đông Nam Á. Chức vô địch đã mang niềm tin của người hâm mộ trở lại, tuy vậy để duy trì ngọn lửa hưng phấn này, một chiếc cúp là chưa đủ. Thành công hôm nay sẽ như lâu đài trên cát và World Cup 2030 còn rất xa tầm với, nếu đội tuyển VN không thực sự đột phá tư duy.HLV Kim Sang-sik bông đùa rằng "sẽ còn ăn phở ở VN trong thời gian dài", với hàm ý cam kết gắn bó tương lai với bóng đá VN. Đó là sự cam kết cần thiết, khi đội tuyển VN đã tìm được thầy giỏi để kế thừa nền tảng tinh thần và kỷ luật thời HLV Park Hang-seo để lại, còn với HLV Kim Sang-sik, đây cũng là nơi cho ông nấc thang mới trong sự nghiệp. Một chu kỳ rực rỡ sẽ mở ra, nếu đôi bên chia sẻ tầm nhìn dài hạn. Để không chơi vơi khi bước ra biển lớn châu Á, bóng đá VN cần nền tảng tốt hơn. Đó vẫn là câu chuyện cũ về đào tạo trẻ, phát triển giải quốc nội, nâng cấp chất lượng CLB và sân bãi, hay sâu xa hơn là kiếm tiền từ bóng đá (thay vì thụ động chờ ngân sách hoặc "bầu sữa" doanh nghiệp). Đội tuyển VN đã vô địch, nhưng chúng ta còn thiếu rất nhiều. Giữ tâm thế thắng không kiêu, bại không nản, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ không bị ru ngủ trên vinh quang.
NSND Thanh Điền nghẹn ngào tiết lộ kỷ vật của cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ
Tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn trẻ, ông Thiền luôn suy nghĩ tìm phương cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Năm 2009, ông đứng ra thành lập tổ Nắm gạo tình thương. "Tên gọi Nắm gạo tình thương được lấy ý tưởng từ hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, đó là mỗi người góp một nắm gạo như một cách trao gửi tình thương. Có khi chỉ một nắm gạo nhỏ nhưng đủ mang đến một bữa cơm ấm lòng cho người khó khăn", ông Thiền chia sẻ.Tổ có 8 thành viên, phần nhiều là nông dân lớn tuổi, đều có chung tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng dốc tiền túi để giúp đỡ người nghèo. Vào ngày rằm hằng tháng, các thành viên đi vận động, quyên góp từ người dân trong và ngoài ấp, sau đó tổng kết, công khai số tiền vận động được rồi lên kế hoạch hỗ trợ tiền và gạo cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Nhờ tinh thần đoàn kết và nhận thấy ý nghĩa cao đẹp của mô hình này, nhiều người dân trong vùng tích cực đóng góp. Hiện nay, tổ hỗ trợ thường xuyên cho 25 hộ, bình quân mỗi hộ nhận 10 kg gạo và 50.000 đồng/tháng. Sau 15 năm hoạt động, tổ Nắm gạo tình thương đã hỗ trợ tổng cộng hơn 35 tấn gạo và gần 200 triệu đồng cho gần 4.000 lượt người nghèo. Ngoài ra, tổ còn hỗ trợ đột xuất cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị bệnh tật."Mỗi tháng, tổ vận động được 5 triệu đồng, giúp cho 25 hộ dân trong ấp, mỗi hộ 10 kg gạo. Tiền dư thì trích ra giúp bệnh nhân nghèo. Bản thân là tổ trưởng, tôi phải bỏ tiền túi trước rồi mới kêu gọi bà con được. Hằng tháng, mọi khoản thu chi, mua gì, cho ai… chúng tôi đều công bố cho cả tổ biết", ông Thiền nói.Ông Thiền cho biết gia đình ông làm nghề trồng lúa với diện tích đất 3 ha, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Cuộc sống ổn định nên ông dồn sức vào các hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người không may mắn, khó khăn. Ngoài duy trì hoạt động tổ Nắm gạo tình thương, ông Thiền còn tham gia ban điều hành xe chuyển bệnh miễn phí của xã Bình Thạnh Đông; tham gia dặm vá đường. Đồng thời ông cũng tích cực đóng góp cho các công trình phúc lợi xã hội, hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương.Ông Huỳnh Văn Thông, Trưởng ấp Bình Trung 2, cho biết: "Ông Thiền là một tấm gương sáng về công tác xã hội từ thiện. Nhiều năm qua, tổ Nắm gạo tình thương do ông thành lập đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Đến nay, nhiều hộ nhờ được giúp đỡ mà cố gắng phấn đấu vươn lên".Theo ông Lương Khánh Vân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thạnh Đông, ông Thiền rất năng nổ, nhiệt tình, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện tại địa phương. "Hội Chữ thập đỏ xã thành lập 7 chi hội trong 7 ấp, thường xuyên vận động hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn. Riêng ông Thiền tham gia rất nhiều hoạt động, ở đâu làm từ thiện là có mặt ông. Bên cạnh đó, ông còn vận động được nhiều người khác cùng tham gia", ông Vân cho biết thêm.
Luật sư Nguyễn Minh Cảnh thông tin rằng quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ được nêu rõ tại Nghị định 36/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 79/2011/NĐ-CP. Các tổ chức, cá nhân sử dụng tàu bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học cần thực hiện xin cấp phép bay theo đúng quy định của pháp luật.
Kịch mini mở màn dự án ủng hộ thực hành sân khấu tại TP.HCM
Vào lúc 14 giờ ngày 11.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên.Thời gian qua, kể từ khi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ tác động mạnh mẽ tới tất cả mọi lĩnh vực, chúng ta vẫn đọc và nghe nhiều thông tin rằng AI sẽ khiến nhiều công việc bị mất đi đồng nghĩa với nhiều người bị mất việc. Tuy nhiên, có những công việc, lĩnh vực mà AI không thể thay thế hoặc không thể thay thế hoàn toàn.Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Chọn ngành học tương lai: Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ" sẽ giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về những ngành học đặc thù này để có định hướng và lựa chọn đúng đắn. Các thông tin về xu hướng ngành nghề, cơ hội việc làm, quá trình đào tạo, điều kiện tuyển sinh lĩnh vực này… cũng được chia sẻ trong chương trình. Đặc biệt là phần tư vấn chuyên sâu về những ngành học ra trường trở thành nhà báo, luật sư, làm việc tại các cơ quan ngoại giao…Chương trình diễn ra theo 2 khung giờ:*Đợt 1 từ 14-15 giờ 15 gồm các chuyên gia: *Đợt 2 từ 15 giờ 30-16 giờ 45 gồm các chuyên gia: Bạn đọc quan tâm tới việc chọn ngành học tương lai khối ngành khoa học xã hội và sư phạm, có thể tương tác trực tiếp với chuyên gia chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến bằng cách để lại bình luận tại các địa chỉ trên.